• Cập nhật lần cuối
Những cách muối cà pháo chua để lâu mà không nổi váng theo kiểu miền Bắc
Ẩm Thực Việt Nam

Những cách muối cà pháo chua để lâu mà không nổi váng theo kiểu miền Bắc

Những cách muối cà pháo chua để lâu mà không nổi váng theo kiểu miền Bắc là bí kíp không phải chị em nội trợ nào cũng biết. Bởi món này cũng tương tư như cách muối dưa nhưng có một số nét khá đặc thù nên đòi hỏi chị em nội trợ cần lưu ý để món muối cà pháo để được lâu hơn ngon hơn và giòn hơn. Nào hãy cùng 6monngonmoingay khám phá những bí quyết này nhé.

Những cách muối cà pháo chua

những cách muối cà pháo chua để lâu mà không nổi váng theo kiểu miền BắcDụng cụ để muối cà: Lọ (bình) thủy tinh hoặc âu sành (phải rửa sạch đồ muối cà, tráng qua bằng nước nóng rồi phơi cho thật khô nếu không khi muối cà dễ có váng trên bề mặt lắm)

Các quả cà pháo dùng để muối thường là cà xanh sống, tươi vỏ còn sắc trắng, cả hai loại cà này nếu để chín trên cây đều trở màu vàng nghệ. Những chị em nào chưa có kinh nghiệm chọn mua cà thì phải cắt quả cà làm đôi xem phần hạt quả cà pháo.

Các quả cà pháo còn non thì hột muối xong sẽ bị mềm chứ cà muối sẽ không được giòn như những quả cà già thì ruột cà đăc hơn nhiều, khi muối xong ăn bị hăng lại không thơm mà còn bị dai nữa.

Cà pháo dùng vừa nhất là khi cắt trái cà ra thất phần hạt vừa tượng đủ hạt nhưng có sắc trắng chứ không bị vàng (cà mới hái muối lại càng được ngon).

Các bước làm cà muối cả quả giòn ngon để lâu mà không nổi váng:

Bước 1: Cà mua về đem phơi ra trời nắng khoảng 5-6 tiếng để cho cà bị héo đi, để cà sẽ giòn hơn và bớt nhựa.

Bước 2: Chuẩn bị một chậu nước muối loãng. Dùng dao cắt bỏ cuống của quả cà (chú ý không cắt vào phần thịt của quả cà thì khi muối cà sẽ không bị nhũn mềm). Cắt tới đâu thì ném ngay quả cà vào chậu nước muối tới đó để phần cắt không bị thâm đen.

Khi cắt hết lượt thì rửa qua cà ngay trong chậu nước. Sau đó, thay bằng một chậu nước muối loãng khác, để ngâm cà khoảng 2 -3 tiếng.

Bước 3: Riềng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để khô nước rồi thái lát mỏng (hoặc thái chỉ). Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để khô rồi đập dập.

Bước 4: Đun sôi 2 thìa ăn cơm đầy muối với 1 lít nước, sau đó để nước muối nguội hẳn. Vớt cà ra, rửa lại lần nữa, sau đó lấy ½ chỗ nước muối đun sôi để nguội rửa cà lần cuối, vảy cho cà ráo bớt nước.

Bước 5: Xếp ½ chỗ tỏi và riềng xuống đáy lọ, cho hết chỗ cà vào lọ sau cùng thì rải một lớp riềng, tỏi còn lại lên trên cùng (rải đều đủ để che hết cà). Nếu muốn ăn cay thì cho vào bình cà vài lát ớt (hoặc cả quả).

Nếu trong nhà mà có sẵn dứa thì các bạn hãy lấy phần lõi của quả dứa, thái miếng dài rồi cho vào muối cùng để món cà muối của chúng ta được thơm hơn.

Đổ chỗ nước muối để nguội còn lại vào lọ, đậy lắp lọ cho kín rồi để lọ cà ở nơi thoáng mát. Sau 2 ngày là món cà muối có thể ăn được rồi. Có thể cho thêm vào lọ cà một thìa giấm trắng để món cà chua nhanh hơn.

Khi cà đã chua thì cất lọ cà vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần. Mùa hè mà được bát cà muối giòn tan ăn với canh riêu, ít thịt luộc thì chẳng còn gì bằng cả.

Cà muối chua là món ăn hầu như người con Việt Nam nào cũng đã từng ăn nên nó có thể xem là món ẩm thực quê hương nếu chúng ta không biết làm cũng đáng trách lắm cho nên ai chưa biết làm thì hãy học cách làm đi nhé. Các bạn cũng lưu ý nếu làm nhiều và dùng bình miệng rộng thì ta dùng một cái vỉ tre hoặc túi chứa nước đặt lên trên bề mặt để không cho cà bị đen do nổi trên mặt nước. 6monngonmoingay vừa giới thiệu tới các bạn Những cách muối cà pháo chua để lâu mà không nổi váng theo kiểu miền Bắc. Chúc các bạn thành công!

  • Tags

Chia sẻ bài viết này!

Có 0 Bình Luận

Để lại nhận xét