– Trong cách làm bánh tro này vì công đoạn ngâm gạo nếp khá mất nhiều thời gian cho nên chúng ta sẽ bắt đầu với sơ chế gạo nếp trước nhé. Đầu tiên, các bạn cho toàn bộ gạo nếp ra thau, vo và đãi nhiều lần thật là sạch sẽ sau đó chan nước lạnh vào (nhớ là hòa thêm tí muối loãng nữa nha) và ngâm lần 1 trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ.
– Tiếp theo, đối với nước tro, các bạn lấy củi gỗ khô chẻ nhỏ sau đó đốt cháy thành tro, khuấy đều và thu được với nước sạch, để yên cho chúng lắng xuống dưới đáy hết, gạn lọc bỏ cặn, lấy phần nước trong kia, ta được nước tro tàu. Tuy nhiên, quá trình làm nước tro khá lâu và phức tạp cho nên tốt nhất các bạn nên chạy ra ngoài chợ mua nước tro làm sẵn sẽ nhanh hơn nha.
– Lưu ý: Ở cách làm bánh tro, chúng ta nên pha nước tro này theo tỷ lệ cứ 1 muỗng canh nước tro thì cho 1 lít nước lọc sạch nhé.
– Thời gian ngâm gạo nếp lần 1 đã qua, tiếp tục, trút gạo vào nước tro đã pha với tỷ lệ bên trên và ngâm thêm tầm 22 giờ. Mách nhỏ cùng các bạn nè, để kiểm tra gạo nếp đã thấm đều chưa, chúng ta lấy thử một hạt gạo bất kỳ ấn nhẹ, trong trường hợp hạt gạo bị bể tức có nghĩa là có thể làm bánh được rồi đấy!!
– Nếu khi ngâm là nước tro thường thì bạn phải xả qua nhiều lần nước sạch, xóc với tí muối và để ra rổ cho ráo. Còn là nước tro tàu, chỉ cần ngâm xong rồi đổ cho ráo nước là được, không phức tạp như loại nước tro kia.
– Kế đến, chần sơ lá dong qua nước sôi để loại bỏ bớt chất dịp lục bên trong, rửa sạch sẽ, vớt ráo. Đặt hai chiếc lá dong lên nơi có mặt bằng phẳng (thớt hay mâm tròn chẳng hạn), gập mặt phải lá xuống sau đó múc 2 muỗng gạo nếp trải đều lên trên, cuộn chặt và úp phần mặt là thừa bên trong. Dùng dây lạt buộc theo chiều dài của chiếc bánh. Cứ thế, làm cho đến khi hết nguyên liệu gạo nếp thì thôi nhé các bạn.
– Bày sẵn một chiếc nồi to và sạch ra (đảm bảo nồi này dưới đáy phải thật sạch, không được dính tí dầu mỡ gì cả bởi chỉ cần bám một chút dầu vào thôi thì bánh nấu sẽ không thể chín được nhé), xếp gọn gàng những chiếc bánh đã được gói vào, đổ đầy nước, bắc lên bếp luộc khoảng 2 – 2,5 giờ thì bánh nhừ ra. Nếu thấy nước cạn hết, chúng ta cứ việc cho thêm nước vào để bánh không cháy khét.
– Bánh chín, xả dưới vòi nước sạch, treo ở những nơi thoáng không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
– Mật mía là một thành phần không thể thiếu giúp bánh tro được thơm và ngon hơn. Các bạn bắc chảo lên bếp, đun nóng, sau đó cho đường trắng vào đun trên lửa nhỏ, đến khi nào thấy đường đã tan chảy thành màu vàng cánh gián và hoàn toàn tan ra hết, thành một lớp nước đường đặc quánh là ok rồi nhé.
– Nhưng để đơn giản hơn, các bạn có thể bỏ qua bước làm mật mía và múc ít đường trắng ra chén, chấm kèm cùng với món bánh tro lá dong trên đây cũng rất ngon lắm đấy!
Hoàn thành các bước làm bánh tro truyền thống rồi nhé, vậy là từ bây giờ các bà nội trợ có thể áp dụng ngay những công thức này và thực hiện làm những chiếc bánh nhỏ nhắn xinh xắn ấy một cách đơn giản vào ngày tết Đoan Ngọ sắp đến rồi phải không nào? Bánh tro khi kết hợp cùng với mật mía sẽ cho ra màu vàng nâu óng ánh, ngọt dịu mát, cứ cắn vào sần sần trong miệng rất ngon và còn rất thơm bùi bùi, ăn món bánh này vừa chống ngấy vừa dễ tiêu hóa nữa. Chúc mọi người thành công khi làm bánh tro ngon ơi là ngon này nha!
Có 0 Bình Luận